Nghị định 181 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai cấm việc phân lô, bán nền tại các dự án đô thị với mục tiêu xây dựng các đô thị theo hướng hiện đại, không bị băm nát. Tuy nhiên, tại các quận 2, 9 và huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh… trên địa bàn TP.HCM, người dân, doanh nghiệp và các đầu nậu vẫn gom đất nền long phước rồi “xẻ” ra bán. Sự lỏng lẻo trong quản lý của địa phương đã tạo cơ hội cho một số kẻ buôn đất dễ dàng lừa đảo trục lợi, hình thành nên những khu dân cư nhếch nhác, manh mún.


Tiếp theo, họ xin chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở và xây dựng nhà có diện tích 50 -70 m2. Khách hàng mua nhà tại đây theo hình thức đồng sở hữu chung mảnh đất với một sổ đỏ duy nhất trong thời gian đầu (tương tự như mua căn hộ chung cư), sau đó chủ đầu tư tìm cách ra sổ đỏ cho từng căn.

Nhiều dự án alibaba long phước phân lô bán nền chủ đất không làm gì ngoài mấy con đường lầy lội, thậm chí khách hàng mua nhà xong bị phong tỏa lối đi. Đơn cử, khu đất rộng khoảng 5.000m2 nằm sát dự án biệt thự số 200 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, sau khi chủ đất phân ra 6 nền và bán xong, khách hàng mới té ngửa vì xung quanh không có lối ra. Việc người dân ham của rẻ tại các dự án phân lô bán nền với các hợp đồng mua bán thực ra chỉ là một tờ giấy “lộn” không qua công chứng, đã phải chịu những rủi ro lớn.

Đã đến lúc cần chấn chỉnh hoạt động phân lô bán nền tại các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM, bởi hậu quả của nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những khách hàng mắc bẫy “nhà đất giá rẻ”, mà cả xã hội có nguy cơ sống trong “đống rác dự án”. Đóng hàng tỉ đồng để mua nhà, rồi dài cổ chờ đợi hết năm này qua năm khác nhưng vẫn không được nhận nhà trong khi dự án bất động sản vẫn nằm im lìm, cỏ hoang mọc lút đầu người chính là nguyên nhân của hàng chục vụ tranh chấp kiện tụng giữa khách hàng và chủ đầu tư.

Theo quy hoạch của TP.HCM, khu đất tại khu đô thị mới Việt Hưng được sử dụng vào mục đích xây dựng chung cư phục vụ công tác dãn dân phố cổ. Đây là khu đất được TCty HUD giao lại cho TP.HCM và TP giao cho UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư. Do thiếu vốn, UBND quận Hoàn Kiếm đã có quyết định giao CTCP VLXD XNK Hồng Hà (Cty Hồng Hà) thu xếp nguồn vốn để triển khai xây dựng. Trong khi UBND TP.HCM chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết, chưa ký hợp đồng chính thức, thì Cty này đã tiến hành huy động vốn của khách hàng với số tiền ước tính lên tới vài trăm tỉ đồng.

Theo quan sát của PV Lao Động, đây chỉ là một vụ việc nổi cộm gần đây nhất, trong khi trên địa bàn HCM, có thể dễ dàng liệt kê hàng chục vụ có dấu hiệu lừa đảo như vậy. Gây nhức nhối cho nhà đầu tư không kém gì vụ việc của Cty Hồng Hà là dự án 409 Lĩnh Nam bán qua thứ cấp là Cty Hạ Long. Hàng trăm tỉ đồng nộp vào dự án qua Cty này của các nhà đầu tư cũng đối diện với nguy cơ mất trắng.

Tương tự là thực trạng của các dự án chung cư AZ Vân Canh của AZ Land huy động vốn của khách hàng từ gần 3 năm nay nhưng đến nay vẫn án binh bất động; dự án La Fontana – chủ đầu tư là CTCP đầu tư Gia Tuệ tại cầu vượt Phú Đô, Từ Liêm huy động vốn từ năm 2010, cam kết hoàn thành vào cuối 2012 nhưng hiện tại vị trí xây dựng dự án vẫn là bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm...

Theo đơn tố cáo Cty Hồng Hà của những khách hàng mua nhà theo dự án dãn dân phố cổ thì hành vi bán nhà của Cty này là vi phạm pháp luật. Thực tế là, sau khi phát hiện việc huy động vốn trái pháp luật của Cty Hồng Hà, tháng 9.2010, UBND quận Hoàn Kiếm đã có công văn yêu cầu Cty này phải chấm dứt ngay việc huy động vốn mua bán nhà, Cty Hồng Hà cũng đã cam kết không rao bán nữa. Tuy nhiên, Cty này vẫn tiếp tục huy động vốn của hàng trăm khách hàng.

Theo một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực BĐS, trong khi chưa có một quy định chuẩn về các hợp đồng góp vốn, hợp đồng mua bán thì hiện các thua thiệt luôn thuộc về khách hàng và chủ đầu tư, trong trường hợp cố tình làm sai cũng không có điều khoản gì bắt lỗi được họ. Hiện trong các hợp đồng góp vốn đang giao dịch trên thị trường, bao giờ cũng có điều khoản, nếu người mua nhà không thực hiện đúng tiến độ đóng tiền, thì bên đầu tư dự án có quyền phá bỏ hợp đồng mà không có nghĩa vụ phải trả lại khoản vốn đã góp, tuy nhiên lại không có điều khoản nếu chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng tiến độ thì phải có trách nhiệm thế nào với khách hàng.

Sau hai năm nộp tiền cho chủ đầu tư mà vẫn không thấy dự án triển khai, hàng trăm người mua nhà đã tập trung tại trụ sở của Cty Hồng Hà để yêu cầu chủ đầu tư giải thích về việc tiền của họ đang ở đâu và đòi lại tiền góp vốn. Đáng lo ngại là từ vài tuần nay, lãnh đạo Cty Hồng Hà – những người đã từng ký hợp đồng, thu tiền của khách hàng gần như không thấy có mặt ở cơ quan và cũng không có mặt ở nơi cư trú. Hiện những người mua nhà đã gửi đơn tố cáo lên cơ quan chức năng đề nghị can thiệp bảo vệ quyền lợi.

Thêm một điều đáng tiếc nữa là cho đến nay dư luận vẫn không hiểu vì sao cơ quan quản lý nhà nước về thị trường BĐS vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào để xử lý những hành vi huy động vốn trái pháp luật này? Bởi chỉ có cơ quan quản lý nhà nước, cùng với các quy định và các chế tài được quy định trong Luật Nhà ở và BĐS mới có thể buộc được chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ của mình với khách hàng mà họ đã huy động vốn.