Khi máy in của bạn bị hết mực, bạn muốn tự mình đổ mực nhưng lại không rành về kỹ thuật. Quy trình đổ mực máy in rất quan trọng nó quyết định đến chất lượng bản in có đẹp không, tuổi thọ máy in có lâu không. Chính vì biết điều này rất cần thiết, hôm nay Hoàng Phát sẽ chia sẻ quy trình đổ mực máy in HP chuyên nghiệp đúng tiêu chuẩn mà các nhân viên của chúng tôi đang áp dụng, hi vọng sẽ giúp các bạn thao tác một cách chuẩn xác.

Quy trình đổ mực máy in của Hoàng Phát

Khi khách hàng gọi dịch vụ đổ mực hay sửa chữa máy in, chúng tôi sẽ điều động kĩ thuật tới nhà hay văn phòng của bạn để sử lý ngay lập tức.

  • In một bản test từ máy tính “print test page” hoặc bản “demo” từ máy in trước khi tiến hành lấy hộp mực (Cartridge) ra khỏi máy in.

  • Kiểm tra bản test xem máy đã hết mực chưa, ngoài ra xem bản in có dấu hiệu bẩn (vệt đen) hay không và đưa ra phương án giải quyết luôn cho khách hàng.

  • Nếu máy hết mực thì tiến hành đổ mực. Còn nếu máy có tình trạng bất ổn (mờ đều, bị đen bẩn,…) do linh kiện hộp mực đã kém cần thay thế thì thông báo cho khách hàng biết tình trạng máy trước khi đổ mực.

  • Tiến hành đổ mực:

  • Mở hộp mực: Tùy theo từng loại cartridge có cách mở khác nhau

  • Đổ mực thải (nếu có): Để tránh trường hợp tràn mực thải gây bẩn bản in và linh kiện hao mòn (tùy từng loại máy có thể có hoặc k có mực thải).

  • Vệ sinh sạch sẽ các linh kiện của hộp mực, nên đổ mực cũ đi nếu có.

  • Đổ mực mới vào ống mực.

  • Lắp ráp các bộ phận của hộp mực vào: Trống, gạt từ, gạt mực, trục cao su, trục từ, chốt sắt, lò xo…

  • Lắp hộp mực vào máy in, tiến hành in bản test. Nếu bản test chưa đạt yêu cầu thì kiểm tra lại từ đầu để xác định nguyên nhân. Nếu bản test đã đạt yêu cầu thì dán tem đổ mực ghi số couter và số lần đổ mực.

CHÚ Ý: Trong quá trình sử dụng máy in các linh kiện của hộp mực sẽ bị hao mòn theo thời gian cụ thể là theo số lần đổ mực, số lần đổ mực càng nhiều thì linh kiện sẽ nhanh hỏng và cần phải thay thế để đảm bảo chất lượng bản in.