Tản nhiệt nước (water cooling - WC) là hệ thống tản nhiệt sử dụng nước tản nhiệt máy tính để truyền nhiệt lượng từ CPU đến các lá tản nhiệt ở bên ngoài, thay vì sử dụng không khí như tản nhiệt thường. Phương pháp này cho hiệu năng cao hơn các hệ thống tản nhiệt khí truyền thống.

Không chỉ làm tăng khả năng tản nhiệt nước cpu và các linh kiện cao cấp, tản nhiệt nước còn là một món đồ trang trí đắt giá cho nội thất PC.

tản nhiệt cho máy tính (hay tản nhiệt bằng chất lỏng) là một thú chơi không phải là mới nhưng với đa số người sử dụng hiện nay, nó vẫn là một khái niệm mơ hồ. Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 2004-2005, tản nhiệt nước đang dần chiếm được cảm tình của người sử dụng cao cấp cũng như tầm trung.



Hiện tại ở Việt Nam, tản nhiệt nước cho máy tính đã trở thành một thú chơi được nhiều người yêu thích, bao gồm cả giới game thủ, những tín đồ công nghệ, PC hay đơn thuần là một bạn trẻ yêu cái đẹp. Không giống như các loại tản nhiệt khí thông thường chỉ gồm một "cục kim loại" đơn giản thì bộ Watercooling là một hệ thống bao gồm khá nhiều thành phần, mỗi chi tiết lại có những đặc trưng riêng và người chơi phải nắm rõ toàn bộ chúng.

Tản nhiệt nước phù hợp với ai? Về cơ bản thì Watercooling phù hợp với những người đam mê yêu cái đẹp của PC và những ai có nhu cầu tần suất làm việc cao mở máy 20/24 như: Các nhà thiết kế cần render ảnh, phim, mô hình 3D, game thủ cày cuốc trong thế giới ảo cả ngày hay những nhà làm phim... và đặc biệt là dân overclock thì nên làm 1 bộ tản nhiệt nước để máy chạy trơn tru phục vụ nhu cầu của mình.

Ở thời điểm hiện tại, đối với nhiều game thủ Việt, tản nhiệt nước vẫn đang là một thú chơi đắt đỏ, đòi hỏi tìm hiểu cũng như công sức lắp ráp. Đó là với những hệ thống tản nhiệt nước ống cứng cho toàn bộ máy tính. Cùng với đó là những kiến thức cần có để chơi tản nhiệt nước một cách an toàn và chất lượng nhất.

Điều gì đã làm tản nhiệt nước được ưa chuộng và tin dùng như vậy?

Watercooling (tản nhiệt nước cpu) có nguyên tắc hoạt động cũng khá giống với aircooling (tản nhiệt khí ) hấp thụ nhiệt, dẫn nhiệt và giải nhiệt. Điểm khác là khi aircooling tích hợp hết trên 1 phần: hấp thụ nhiệt tại đế, dẫn nhiệt qua các ống và giải nhiệt tại các lá tản nhiệt thì Tản nhiệt nước lại chia thành nhiều bộ phận nhỏ: block, radiator, reservoir, pump, fitting, tube ... mỗi bộ phận có một trách nhiệm riêng, xuyên suốt trong tất cả các bộ phận chính là coolant (nước tản nhiệt).



Lắp đặt và bảo trì:

Trước khi lắp đặt hệ thống tản nhiệt cho máy tính, bạn phải xác định thiết kế sẽ sử dụng. Thiết kế thông thường như đã đề cập là thứ tự: Máy bơm > WaterBlock > Radiator > Bình chứa. Tuy nhiên một số máy bơm, đặc biệt là các loại lắp ngoài có thể sẽ làm nóng nước chảy qua nó, nên ta có thể chọn: Máy bơm > Radiator > WaterBlock > Bình chứa để đảm bảo nước đi vào WaterBlock ở nhiệt độ thấp nhất có thể.

Radiator phải đảm bảo thông thoáng, mát và gió nóng từ nó thoát ra phải được giải phóng hoàn toàn (ít nhất là ra khỏi case đối với TNN lắp trong). Chú ý đáp ứng nguyên tắc lấy gió từ chỗ mát và thải khí nóng ra chỗ nóng.

WaterBlock phải đảm bảo sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài, đặc biệt mặt dưới phải càng phẳng càng tốt. Bạn nên dùng giấy nhám để đánh bóng bề mặt giúp tăng độ tiếp xúc với CPU. Trước khi lắp vào case, bạn nên chạy máy bơm một lát và xoay sao cho toàn bộ bọt khí kẹt bên trong WaterBlock thoát ra ngoài nhằm tăng hiệu quả làm mát tối đa.

Chú ý để các thành phần kim loại của TNN tránh xa nguồn điện vì chỉ một xung điện nhỏ kích vào chúng có thể gây rắc rối. Khi thao tác với các thành phần của một hệ TNN đang hoạt động, bạn nên có biện pháp cách điện an toàn vì bản thân các thành phần bên trong máy tính cũng phát điện và truyền qua nước khá dễ dàng.

Bảo trì:

Không một thiết bị nào có thể hoạt động mãi mãi và TNN cũng không ngoại lệ. Oxy hóa, bụi bặm, vi sinh vật đều là những yếu tố làm giảm hiệu năng của hệ thống tản nhiệt. Vấn đề thường gặp nhất là bụi đột nhập vào nước đem theo vi sinh vật hoặc kim loại khiến ống kim loại bị rỉ sét, kích thước lòng ống giảm và các mối giữ bị lỏng ra. Theo kinh nghiệm, để chống lại vấn đề này, ngoài việc bịt kín bồn chứa nước, bạn có thể sử dụng một số hóa chất tẩy rửa hoặc có tính kháng sinh. Cứ mỗi 9 tháng, bạn có thể tổng vệ sinh hệ thống làm mát bằng cách thay toàn bộ nước bằng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng (có thể tìm mua ở các cửa hàng điện lạnh) rồi chạy máy bơm để súc đường ống.


Sau đó thay nước dùng mới và đổ bột kháng sinh chống vi khuẩn vào đó. Tiếp theo, bạn tháo radiator và dùng chổi, nước, khăn hoặc máy hút bụi để làm sạch các lá thép và kẽ hở nhỏ giữa chúng. Nếu WaterBlock của bạn là loại tháo lắp được, hãy mở ra và làm vệ sinh cẩn thận vì nếu sử dụng lâu, phần kim loại bên trong có thể bị ăn mòn và hậu quả giống như bạn nhìn thấy trong hình bên. Nếu sử dụng Coolant, vấn đề chỉ là bụi bẩn và bạn nên thay dung dịch sau một thời gian sử dụng.

Một vấn đề nữa là các mối nối, dây giữ hoặc thậm chí đường ống dẫn kém chất lượng có thể sẽ lỏng và mềm ra dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc nhựa bị lão hóa sau một thời gian dài sử dụng. Hãy gia cố chúng trong các lần bảo trì hệ thống để đảm bảo không có trục trặc đáng tiếc.



TNN là giải pháp làm mát của tương lai và vai trò của nó rõ ràng hơn mỗi khi một thế hệ chip vi xử lý mới ra đời. Với khả năng hoạt động ở tần số cao, tiêu thụ nhiều điện năng, chip xử lý ngày càng tỏa nhiều nhiệt và dần tới ngưỡng giới hạn của các giải pháp tản nhiệt bằng không khí, có lẽ chỉ vài ba năm tới, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến những giải pháp tản nhiệt bằng chất lỏng được bán kèm theo CPU. Cho dù thế nào, TNN luôn có những ưu điểm tuyệt vời so với tản nhiệt khí mà bất cứ ai cũng thèm muốn. Không bụi, không ồn, nhiệt độ thấp, kiểu dáng chuyên nghiệp, sành điệu là những ưu điểm vô cùng hấp dẫn. Thật tuyệt vời khi bạn có kinh nghiệm và hiểu biết để sở hữu một giải pháp làm mát bằng chất lỏng, và một khi đã sử dụng TNN, bạn chắc chắn sẽ không muốn quay lại với những chiếc quạt và khối tản nhiệt cồng kềnh nữa.