LỰA CHỌN CẦU DAO, CB CHỐNG GIẬT (RCBO) MỘT CÁCH HIỆU QUẢ

1. Phân loại Cầu dao – CB chống giật (RCBO):

Cầu dao, CB chống giật (RCBO) hoạt động như 1 thiết bị thiết bị chống dòng rò, bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Có thể chia làm 2 loại chính:

Xem >>> Relay nhiệt Schneider



- Loại bảo vệ quá dòng, quá tải bằng cơ cấu thanh lưỡng kim. Loại chống điện giật, bảo vệ quá dòng và ngắn mạch có rơle.

- Loại bảo vệ quá dòng ngoài cơ cấu thanh lưỡng kim để bảo vệ quá dòng như Aptomat còn có rơle điện từ. Khi có ngắn mạch thì rơle điện từ sẽ hoạt động tức thời để cắt dòng điện. Các loại CB chống giật được sản xuất từ các nước tiên tiến châu Âu và Mỹ, Nhật hoạt động hữu hiệu hơn và giá cả cũng thường đắt hơn.



2. Lưu ý khi chọn Cầu dao – CB chống giật (RCBO):

Khi mua cần lưu ý: Dòng điện định mức ghi trên CB phải phù hợp với dòng điện đang sử dụng. Có thể chọn dòng điện định mức trên CB khoảng 120% đến 150% (ví dụ sử dụng thiết bị khoảng 12A thì có thể dùng loại CB 15 A). Hiện nay người tiêu dùng đã quen với việc sử dụng CB chống giật để đảm bảo an toàn cho gia đình và ngăn ngừa sự cố điện xảy ra.

Các loại CB chống giật của các hãng Schneider Electric, Mitsubishi Electric



3. Việc lắp đặt đòi hỏi phải tuân thủ vài nguyên tắc sau:

- Trước khi lắp Cầu dao, CB chống giật (RCBO). Cần thống kê toàn bộ công suất tiêu thụ. Để biết được cường độ dòng điện tối đa là bao nhiêu.

- Khi tính toán phải chú ý đến cả trường hợp phụ tải tăng dòng ở trạng thái khởi động. Ví dụ như ở máy nước nóng, mô tơ bơm nước.

- Chọn loại CB phù hợp, tức là số ampe không quá cao so với kết quả đã tính toán.

- CB phải được bắt vít chắc chắn vào bảng điện và có nắp đậy.

- Đầu line in ở phía trên, đầu load ở phía dưới.

- Khi đấu dây thì nguồn AC được gắn vào các cọc line in, đầu ra cho phụ tải gắn vào các cọc load Không nên gắn ngược lại vì dễ tạo ra nguy hiểm khi sửa chữa.

- Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N.




Xem >>> http://khanghuan.com/make/cam-bien-ap-suat



4. Lợi ích từ CB chống giật (RCBO):

Xét về thực tế thì CB loại thông thường sẽ tự động cắt điện chỉ khi nào bị đoản mạnh hoặc quá tải. Trường hợp thiết bị điện bị rò rỉ thì CB không tự ngắt điện được vì không ở trong tình trạng mạch kín.

Nếu có khả năng tài chính thì bạn hãy gắn CB có kèm theo chức năng chống điện giật, để đảm bảo an toàn điện cho chính bạn và gia đình.

Khi cần lắp CB loại 4 cực thì không được cấp dây nóng thứ hai vào cọc N để phân bổ cho một hánh phụ tải nào khác.



Đây là trường hợp người sử dụng muốn tiết kiệm chi phí nên đã đấu trực tiếp dây nguội. Còn dây nóng thì cho chạy qua CB.


5. Kết Luận:

Thực ra thì ban đầu cũng có vài loại CB được nhà sản xuất lắp lưỡng kim nhiệt ở cả 2 nhánh L và N. Để hạ giá, hầu hết chỉ gặp loại có lưỡng kim nhiệt bảo vệ nằm ở nhánh L. Còn nhánh N thì chỉ có thanh đồng di động để tiếp xúc với cọc cố định khi CB bật.

Nếu sơ ý lắp dây nóng thứ hai vào cọc N thì vô cùng tai hại. Khi xảy ra sự cố chập điện ở nhánh N thì rất dễ gây nên tình trạng hỏa hoạn do cháy dây dẫn điện. Bởi lúc đó CB đã hoàn toàn mất tác dụng bảo vệ.

Xem thêm >>> biến tần giá rẻ

Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Khang Huân

Trụ sở chính: 12/5C KP Nhi Đồng 2, Phường Dĩ An, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Show room: 4A/34 St.1 – Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Dĩ An – Bình Dương

Điện Thoại: 0650 3736679

Fax: 0650 3796512

Email: hoanguyen@khanghuantech.com