Chăm sóc bé sau ốm như thế nào cho tốt nhất.

Chia nhỏ bữa ăn, số lượng mỗi bữa ăn ít hơn bình thường
Thay vì ăn ba bữa với lượng thức ăn lớn khiến trẻ sợ hãi khi ăn cũng như khiến hệ tiêu hóa ứ trệ, khó tiêu. Cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để con dễ ăn và ăn ngon miệng hơn.

Thức ăn cần chế biến loãng hơn, hạn chế đồ cứng
Hệ tiêu hóa còn mệt mỏi sau thời gian ốm nên cần chế biến đồ ăn chín kỹ, mềm, loãng hơn so với bình thường. Sau đó dần dần tăng độ đặc lên đến khi bé khỏe hẳn mới cho bé ăn theo chế độ như trước. Hạn chế đồ ăn cứng, khó tiêu hóa. Nhiều cha mẹ bổ sung bí đỏ, khoai tây vào thực đơn ăn hằng ngày mang lại hiệu quả rất tốt, kích thích thèm ăn .


Để bé đói và có cảm giác thèm ăn
Không cố gắng nhồi nhét đồ ăn cho bé, nên để bé có cảm giác đói và đòi ăn. Mẹ có thể cho các bé ăn các bữa ăn cách nhau 2 tiếng. Có thể sau bữa ăn chính, cho trẻ ăn thêm các loại váng sữa, phô mai.

Cho bé bú nhiều, uống nước nhiều
Với trẻ bé, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất dành cho bé sau ốm dậy. Cho bé bú càng nhiều càng tốt để nhanh lấy lại sức. Với trẻ lớn, kết hợp bú sữa với nước lọc, hoặc nước ép trái cây.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn đã nguội lạnh, để lâu
Thức ăn không còn ngon và vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào đồ ăn. Phụ huynh cần lưu ý phải cho trẻ ǎn ngay sau khi nấu chín để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội nhiễm.cách chăm sóc trẻ để tăng cân

Đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn.
Không loại bỏ thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh ra khỏi bữa ăn làm trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, cần chú ý bổ sung dầu thực vật và mỡ động vật vào khẩu phẩn ăn của trẻ để tăng thêm năng lượng cho mỗi bữa ăn. Nhưng không nên cho trẻ ăn nhiều mỡ và đường.

3, Ngủ nghỉ, vui chơi khoa học
Để giúp con quên đi mệt mỏi, vui vẻ, lấy lại tinh thần trở lại, cha mẹ cho con chơi các trò thích hợp như vẽ tranh, nặn đất, chơi quây bóng, lắp ráp, ghép hình. Nên hạn chế bé xem tivi, điện thoại nhiều để giảm mỏi mắt, căng thẳng thần kinh. Bên cạnh đó, việc cho con tắm nắng mỗi ngày cũng giúp bé nhanh khỏe mạnh, tranhstuf túng khi nằm lì hoặc ngồi một chỗ trong nhà. Tốt nhất cho trẻ tắm nắng vào 7-8h sáng để lấy vitamin D và 4-5h chiều để cơ thể hấp thụ phốt pho.

Cùng với đó, cha mẹ có thể thay đổi không gian bằng sách sắp xếp lại đồ đạc, trang trí lại phòng của bé thêm tươi vui, mát mẻ giúp bé đỡ thấy mệt mỏi, tù túng, chán nản thì phải ở lì một nơi. chăm sóc trẻ xuất huyết não màng não


Đảm bảo con ngủ đủ. Sau ốm cơ thể còn mệt mỏi, cha mẹ nên đảm bảo thời gian cho bé đi nghỉ càng sớm càng tốt giúp cơ thể tái tạo năng lượng. Với trẻ từ 1-3 tuổi cần ngủ khoảng 13-14 tiếng/ngày, trẻ từ 3-6 tuổi cần khoảng 11-12 tiếng/ngày. Nếu trẻ khó đi vào giấc ngủ, mẹ có thể cho con nghe nhạc, hát ru, đọc truyện, điều chỉnh độ sáng trong phòng ngủ.

Ngoài những lưu ý kể trên, cha mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có thể chăm sóc bé sau ốm nhanh bình phục.