Biểu hiện của bệnh chăm sóc bé viêm phế quản
Ở giai đoạn khởi phát: bé sẽ có các biểu hiện như sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, sổ mũi (có thể dẫn đến ngạt mũi).
Giai đoạn phát triển của bệnh: bé sẽ sốt nặng hơn, đi kèm hiện tượng thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Da bé tím tái, xanh xao. Bắt đầu xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.
Giai đoạn nguy hiểm để lại nhiều biến chứng: Bé sốt cao trên 38oC. Chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Cùng với đó bé ho theo cơn kéo dài (gần giống như ho gà hoặc ho lao), có thể có đờm. Chức năng về đường hô hấp bị ảnh hưởng, bé thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Da bé xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Lúc này khi ăn trẻ sẽ bị nôn, tiêu chảy. Nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật. Mạch bé yếu nhưng tim đập nhanh. quần áo trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi



Biến chứng để lại
Phần lớn các trường hợp là viêm phế quản cấp tính, không quá nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng như:

Giãn phế quản
Viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản bội nhiễm
Viêm phế quản co thắt (biến chứng gần nhất dẫn đễn hen phế quản)
Hen phế quản (hen suyễn)
Viêm phổi
Tin hay cho bạn>> {Mẹo} chăm sóc bé bị VIÊM HỌNG không bị Đau Rát Họng, Quấy Khóc và NHANH KHỎI
Chăm sóc bé viêm phé quản đúng cách
Đa số các trường hợp viêm phổi là do virus gây ra, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, xử lý bệnh chủ yếu dựa vào chăm sóc đúng cách và giải quyết triệu chứng (sốt, ho, ngạt mũi…). Nếu được chăm sóc tốt, trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh, ít để lại hậu quả nghiêm trọng.

Ngay khi nhận ra các dấu hiệu bất thường như ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi… cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng họng. Vào mùa hè cha mẹ không nên mặc nhiều quần áo vì càng làm cho mồ hôi ra nhiều khiến trẻ dễ nhiễm lạnh hơn. Thay vào đó, nên mặc đồ thoáng mát chất liệu cotton, không nên cho bé nằm điều hòa ở nhiệt độ thấp.
Với trẻ sơ sinh cần cho bé bú nhiều để giảm đờm đặc ở cổ, tăng khả năng miễn dịch. Ở trẻ lớn hơn chút, cha mẹ cho bé uống nhiều nước, có thể là nước ép hoa quả để tăng sức đề kháng.

[IMG]https://bizweb.dktcdn.net/100/261/153/files/viem-tai-gia-o-tre-em.jpg?v=1524542531980[/IMG
]

Chế độ dinh dưỡng: tăng lượng trái cây, rau xanh đậm màu như cam, bưởi; bông cải xanh, rau bina và cà rốt.
Nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như đậu Hà Lan, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà. Chế biến đồ ăn loãng, nhiều nước cho bé dễ nuốt, tiêu thụ.
Vì ho nên kiêng các loại hải sản, hoặc đồ chiên nhiều dầu mỡ tránh đầy bụng, chướng hơi.
Hạn chế cho bé uống nước lạnh, thay vào đó là nước ấm để hạn chế tắc sung huyết, làm sạch đờm nhớt để bé dễ thở và đỡ đau rát cổ họng.
Nếu ở giai đoạn đầu của bệnh, cha mẹ chăm sóc tốt và nhận thấy các dấu hiệu bệnh thuyên giảm thì tuyệt đối không vội vàng dùng thuốc kháng sinh.
Nếu mũi và họng có nhiều đờm, mẹ kết hợp vỗ rung đờm và hút dịch mũi khỏi mũi bé tránh để lâu sẽ làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. quần áo trẻ sơ sinh nhập khẩu
Nếu bé sốt trênn 38.5 độ C, mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Tốt nhất vẫn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ. Nếu sốt đi kèm với các biểu hiện khó thở, thở gấp, da xanh tím tái, nôn ói, bỏ ăn hoặc bỏ bú thì phải đưa bé tới cơ sở y tế ngay lập tức.


Giữ môi trường sống và phòng ngủ bé sạch sẽ, thông thoáng. Tránh bụi bẩn, virus, khói thuốc xung quanh trẻ, cần có những biện pháp đeo khẩu trang và che đậy kín kẽ khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là khi trời trở lạnh và có sương.