Dù nhu cầu nhà ở thu nhập thấp hiện nay là rất lớn song nguồn cung phân khúc này lại khan hiếm bởi thiếu vốn trầm trọng
Xem thêm: Bí quyết đăng tin cho thuê phòng trọ miễn phí hiệu quả hơn Click để xem chi tiết
Cạn kiệt nguồn cung
Ghi nhận tại thị trường Hà Nội, mặc dù liên tục công bố sắp có thêm dự án nhà ở xã hội ở Kim Chung (Đông Anh) và ở La Tinh – Đông La (khu vực giáp ranh quận Hà Đông và huyện Hoài Đức), nhưng hiện tại vẫn chưa được công bố và chưa có sản phẩm ra thị trường. Hiện tại chỉ có một vài dự án được chào bán như Hải Phát Invest, C.E.O Group. Đây đều là những dự án thương mại có diện tích nhỏ và xa trung tâm thành phố.

Nhà ở thu nhập thấp vẫn thiếu vốn trầm trọng
Còn tại TP.HCM, những thương hiệu làm nhà ở giá rẻ như Hoàng Quân, N.H.O, Lê Thành… cũng không có dự án mới được mở bán từ giữa năm 2017 đến nay. Kế hoạch phát triển dự án của các đơn vị này trong năm 2018 của các đơn vị này cũng chỉ ở mức dự kiến, chưa có thông tin chi tiết.
Lý giải về nguồn cung nhà ở xã hội giảm mạnh, nhà thu nhập thấp sụt giảm mạnh, các chuyên gia thuộc Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, việc triển khai các chương trình phát triển nhà ở dành cho người thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn là thiếu nguồn vốn, dù cơ chế, chính sách đã hoàn chỉnh.
Mặc dù hiện nay theo quy định, nhà nước sẽ hỗ trợ vốn cho nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng thông qua theo 2 hình thức cho doanh nghiệp vay và cho người dân vay. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gặp khó khăn do việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước phụ thuộc vào Luật Đầu tư công, phải có kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, trong 6 tháng đầu năm, đơn vị này thực hiện giải ngân khoảng hơn 100 tỷ đồng cho các đối tượng vay mua nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP, tương đương với hơn 100 căn. Các đối tượng được giải ngân đều là cá nhân mua nhà, không dành cho vay với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội.
Xoay quanh vấn đề này, đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng, dự án nhà ở xã hội gặp khó khăn là thuộc về vấn đề tư duy trong triển khai thực hiện, vì quy định đã có và khá đầy đủ.
Dù đây là thời điểm ngân sách còn nhiều khó khăn, nhưng không phải không thể thu xếp khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm để phát triển nhà ở xã hội. Hai nguồn vốn hỗ trợ cho nhà ở xã hội là từ nguồn ngân sách và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội, đến nay vẫn chưa được triển khai cho dù đã có chỉ đạo từ Chính phủ.
Có thể nói việc chần chừ giải ngân sẽ hạn chế nguồn cung nhà ở xã hội vốn đã khan hiếm, cũng như giảm hiệu quả trong công tác bảo đảm an sinh xã hội. Mặt khác, khi phân khúc nhà ở xã hội phát triển sẽ kéo theo hàng loạt các ngành nghề khác “ăn theo”, cũng như thu hút thêm nhiều nguồn lực từ xã hội.
Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM, để góp phần tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho chương trình nhà ở xã hội, Hiệp hội đã có văn bản kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh, bổ sung “Chương trình mục tiêu thực hiện chính sách nhà ở xã hội” vào Điều 7, Nghị quyết 1023/ NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để có căn cứ bố trí khoản chi ngân sách thực hiện chính sách nhà ở xã hội hằng năm tùy theo khả năng ngân sách nhà nước, trước hết là năm 2018.
Về lâu dài, HoREA kiến nghị có cơ chế thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho chủ đầu tư dự án, trước hết là các dự án nhà ở xã hội cho thuê, tương tự Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ để làm giảm giá thành nhà ở xã hội.
Nguồn: http://muachungcu.org/nha-o-thu-nhap...on-tram-trong/

View more random threads: