Một tài liệu rò rỉ gần đây tiết lộ, Android Q nhiều khả năng sẽ có thêm tính năng cảm ứng mới mang tên “deep press”, một cử chỉ thao tác gần giống như 3D Touch của iPhone.

Từng được giới thiệu vào năm 2015 trên iPhone 6s và iPhone 6s Plus, tính năng 3D Touch được coi là một trong những điều mới mẻ trên iPhone lúc bấy giờ. Nó cho phép người dùng có thể nhấn lên màn hình với các mức độ lực khác nhau để xem trước nội dung hoặc truy cập nhanh một số chức năng của ứng dụng.

Apple gọi hành động xem trước một ứng dụng là Peek and Pop. Ví dụ bạn có thể xem trước một địa chỉ trên ứng dụng bản đồ Maps chỉ bằng cách nhấn nhẹ để hiển thị một pop-up nhỏ. Nó gọi là Peek. Nếu nhấn một lực mạnh hơn, tức là Pop, thao tác này sẽ giúp bạn truy cập thẳng vào ứng dụng này.

Trên Android 8 Oreo, Google đã thêm một tính năng cử chỉ cho phép bạn nhấn lâu để hiển thị các phím tắt liên quan đến một ứng dụng nhất định. Tính năng này sau đó cũng được đưa lên Android 9 Pie. Ví dụ nếu bạn nhấn mạnh vào biểu tượng YouTube, bạn sẽ thấy có các tùy chọn phím tắt để tìm kiếm nhanh một video.

>> đồng hồ apple watch series 3 38mm
>> đồng hồ apple watch series 3 cũ
>> tai nghe airpods

Nhưng tính năng có thể là học hỏi 3D Touch kia của Google chưa thực sự hoàn hảo nhất và cần tới một sự cải tiến phù hợp hơn.

Theo trang 9to5Google, một tài liệu rò rỉ về Android Q mới đây tiết lộ phiên bản Android tiếp theo sẽ có tính năng mang tên "deep press". Đúng như tên gọi của nó, tính năng này cho phép bạn có thể xem trước các nội dung bằng cách nhấn với lực mạnh hơn thay vì phải nhấn và giữ.

Trong tài liệu về chức năng MotionEvents liên quan đến màn hình cảm ứng, bút stylus có đoạn mô tả về tính năng mới cho phép người dùng thực hiện một cú chạm có lực mạnh hơn lên màn hình hoặc tạm gọi là deep press để hiển thị các tùy chọn phím tắt. Điều này có nghĩa deep press sẽ giống như việc nhấn và giữ lâu trên màn hình như trước kia. Chỉ có điều tốc độ khi thao tác với tính năng deep press sẽ nhanh hơn.

Không giống như tính năng 3D Touch có sự trợ lực của bộ rung tối ưu dành riêng cho iPhone, các thiết bị Android không thể phân biệt được giữa thao tác ấn nhẹ, trung bình và mạnh do thiếu phần cứng cần thiết.

Nếu như Google thực sự đang phát triển tính năng giống 3D Touch, có lẽ hãng đã tính đến các giải pháp hỗ trợ cho tính năng này. Google có thể sẽ phát triển các thuật toán mới cho Android, giúp xác định xem lực nhấn xuống có đủ mạnh để được coi là "deep presss" hay không. Hoặc Google có thể yêu cầu các đối tác Android sớm nâng cấp phần cứng với bộ rung nhạy hơn.

Dù chưa biết Google sẽ chọn giải pháp nào nhưng giới công nghệ chắc chắn sẽ biết thêm nhiều tính năng thú vị về Android Q tại triển lãm Google I/O sẽ diễn ra từ ngày 7-9/5 tới.

Tính đến nay Google đã phát hành hai phiên bản beta của Android Q.