Trầm cảm khi mang thai là một trong những dạng rối loạn cảm xúc ở mức độ nghiêm trọng. Bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của người mẹ mà còn tác động tiêu cực đến quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. Trầm cảm khi mang thai nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra những hệ lụy nặng nề.


Xem thêm: https://mecuabe.com/forum/threads/ki...vi-sao.171328/

Trầm cảm khi mang thai là gì?

Trầm cảm là bệnh tâm thần học. Theo đó, người bị trầm cảm sẽ bị rối loạn hoạt động não bộ do yếu hoặc nhiều yếu tố tâm lý tạo thành các biến đổi bất thường trong hành vi, suy nghĩ và cảm xúc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trầm cảm là bệnh lý phổ biến trên thế giới, đứng ở vị trí thứ hai sau bệnh mạch vành.



Các biểu hiện bệnh trầm cảm có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Trong đó, phụ nữ mang thai được xem là đối tượng có nguy cơ cao. Bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể trạng của mẹ bầu mà còn tác động tiêu cực đến thai nhi.

Theo các chuyên gia tâm lý, trầm cảm ở phụ nữ mang thai khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố di truyền, thay đổi nội tiết tố, mẹ bầu căng thẳng, áp lực khi mang thai, nhất là những trường hợp lần đầu mang thai,... Bệnh lý khiến mẹ bầu luôn trong tâm trạng lo âu, buồn bã, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, luôn cảm thấy tội lỗi và bản thân vô dụng. Trường hợp không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể để lại những hệ quả nặng nề cho cả mẹ và thai nhi.

Các biểu hiện nhận biết trầm cảm khi mang thai



Trên thực tế, các dấu hiệu bệnh trầm cảm khi mang thai khá giống với những trầm cảm ở các đối tượng khác. Người bệnh có thể nhận biết bệnh lý qua những triệu chứng sau:

Tâm trạng lo lắng: Người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái sợ hãi, lo lắng. Điều này bắt nguồn từ việc tưởng tượng về thai nhi trong bụng, từ đó tạo áp lực lớn cho thai phụ.

● Giảm khả năng tập trung, hay quên những vấn đề trong cuộc sống và công việc

Không quyết đoán: Mẹ bầu thường rất khó đưa ra quyết định hay sự lựa chọn khi đứng trước một vấn đề.

Tê liệt cảm xúc bản thân: Người bệnh thường không thể hiện cảm xúc vui buồn một cách rõ ràng. Không muốn gần gũi, trò chuyện với những người xung quanh, kể cả chồng mình. Điều này lâu dần sẽ khiến tình trạng trầm cảm chuyển biến nặng nề hơn.

Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ được xem là tình trạng phổ biến ở phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những cơn ác mộng, mộng du thường xuyên thì rất có thể bạn đang bị trầm cảm.

● Rất dễ thay đổi cảm xúc, thường xuyên cáu gắt

● Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài do quá trình thay đổi nội tiết tố estrogen khi mang thai

● Trầm cảm khi mang thai khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm và cảm giác tội lỗi bao trùm lên bản thân

● Nghiêm trọng hơn có thể nghĩ cái chết để giải thoát bản thân.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai
Như đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát bệnh trầm cảm khi mang thai. Việc xác định cụ thể căn nguyên gây bệnh sẽ hỗ trợ tích cực quá trình điều trị cũng như phòng ngừa tái phát hiệu quả.

Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố gây trầm cảm ở mẹ bầu thường gặp:

Thay đổi nội tiết tố: Hầu hết phụ nữ trong giai đoạn mang thai đều có xu hướng thay đổi nội tiết tố estrogen. Tình trạng này có thể gây ra những thay đổi, rối loạn trong tâm lý, cảm xúc. Lúc này mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với những vấn đề xung quanh, thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực do tự mình nghĩ ra. Trong trường hợp không được giải tỏa tâm lý và không có hướng giải quyết sẽ gây ra trầm cảm.

Chưa chuẩn bị tâm lý làm mẹ: Số liệu thống kê cho thấy, những trường hợp phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc có thai ở độ tuổi quá sớm sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với những người phụ nữ khác vì áp lực tâm lý làm mẹ quá sớm.

Yếu tố di truyền: Trong một số nghiên cứu Y học hiện đại cho thấy ADN là một trong những tác nhân gây trầm cảm ở phụ nữ mang thai. Trường hợp có người thân trong gia đình mắc bệnh trầm cảm thì thai phụ sẽ có nguy cơ đối mặt với căn bệnh này cao hơn so với người bình thường.
Gặp khó khăn trong các mối quan hệ: Đối với các mối quan hệ trong gia đình, việc mang thai không được sự đồng tình từ phía người thân, nhất là người chồng có thể khiến mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng trầm cảm. Vấn đề này đẩy người bệnh vào cảnh không lối thoát và thậm chí có thể dẫn đến những hành vi làm hại bản thân mình và thai nhi.

● Những vấn đề không tốt xảy ra với thai nhi: Trường hợp thai nhi gặp những vấn đề không tốt ngay từ khi còn trong bụng mẹ như dị tật, chậm phát triển, động thai,... Có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở mẹ bầu. Điều này xuất phát từ sự yêu thương con, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng lâu dài dẫn đến hình thành những tổn thương về mặt tâm lý cũng như trí não của thai phụ.

Những biến cố trong quá khứ: Một số vấn đề như sảy thai, vô sinh trước đó có thể khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái lo âu, sợ hãi về sự an toàn của con. Điều này có thể gây ra những tổn thương về mặt tâm lý trong quá trình mang thai và gây ra bệnh trầm cảm.

Bị lạm tình dục và một số vấn đề tâm lý trước đó: Trên thực tế, những thai phụ từng bị lạm dụng tình dục hoặc bị ba mẹ, người thân bỏ rơi sẽ dễ bị tổn thương tâm lý. Do những tổn thương từ trong quá khứ cũng với sự thay đổi về tâm sinh lý trong quá trình mang thai khiến mẹ bầu trở nên tiêu cực, mệt mỏi và gây trầm cảm.

Vấn đề tài chính: Trường hợp gia đình không được đầy đủ về mặt kinh tế, tài chính sẽ khiến thai phụ thường xuyên căng thẳng, lo lắng về việc nuôi dạy, chăm sóc con. Điều này có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý.

Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không?
Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không? Là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của thai phụ mà còn có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Cụ thể:

Đối với thai phụ


● Mẹ bầu bị trầm cảm có thể gây những các rủi ro như từ bỏ thai nhi, tự tử. Chính vì tâm lý bất an có thể đưa người bệnh đến những hành vi, ý nghĩ tiêu cực gây hại cho bản thân và cả thai nhi.

● Khiến tình trạng trầm cảm sau sinh trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, những áp lực quá lớn có thể khiến người bệnh dùng đến các chất kích thích, bia rượu gây hại cho đường ruột cũng như trí não.

● Khi trải qua những rối loạn về mặt cảm xúc, tâm lý sẽ khiến người bệnh không có khả năng chăm sóc tốt cho bản thân. Từ đó gây ra những bệnh lý khác, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như đời sống hôn nhân.

● Không có khả năng chăm sóc con cái, ít gần gũi và gắn bó với con. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành tính cách của trẻ sau này.

Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh


● Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non trước 36 tuần, thai nhi có thể bị dị tật, không phát triển toàn diện. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ về sau.

● Thai nhi kém phát triển về thể chất lẫn trí tuệ, điển hình là cân nặng thường thấp hơn so với những thai nhi khác. Tình trạng này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ về sau như khả năng thích ứng với môi trường kém, mắc những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, thường xuyên đau nhức cơ thể.

Nguồn: soyte.quangnam.gov.vn