1. 6 nguyên chính dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp:


Viêm khớp dạng thấp rất nguy hiểm và thường xảy ra với người cao tuổi
- Nhiễm khuẩn: Mycobacteria, Mycoplasma, vi khuẩn đường ruột, virus (Retrovirus, Epstein_Barr virus ...)

- Rối loạn nội tiết hoặc hệ thống miễn dịch

- Yếu tố di truyền

- Chấn thương

- Ảnh hưởng tâm lý, Stress

- Dinh dưỡng và chế độ ăn uống không hợp lý

2. Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp

Triệu chứng khởi phát:

- Bệnh thường bắt đầu sau chấn thương thể chất hoặc tinh thần, thay đổi nội tiết….hoặc cũng có thể không có lý do gì.

- Bệnh tiến triền từ từ, tăng dần.

- Bắt đầu viêm một khớp: Cổ tay, bàn tay, ngón tay, gối, cổ chân…Có đến 70% người bệnh như vậy.

- Khớp viêm hơi sưng, hơi nóng, đau âm ỉ cả ngày đêm, nửa đêm về sáng đau tăng. Sáng dậy có cảm giác cứng khớp, khó vận động. Viêm khớp gối thì co sưng nhiều hơn (Xương bánh chè có cảm giác bập bềnh).

- Người bệnh mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, gầy sút.

- Triệu chứng kéo dài vài tuần đến vài tháng, đau tăng dần, số khớp viêm có thể tăng thêm, có thể không.

Triệu chứng toàn phát:

- Viêm nhiều khớp, chủ yếu các khớp vừa và nhỏ ở chi. Các khớp lớn( vai, cột sống) viêm đến muộn hơn.

- Các khớp viêm có sưng, đau, khó vận động, đau nhiều về đêm, trở lạnh.

- Khớp viêm có tính đối xứng (98%) buổi sáng dậy bị cứng khớp, bàn tay khó nắm, khó đi lại (89%).

Hiểu đúng nguyên nhân và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp để người bệnh tìm được cho mình phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của chính họ.

3. Cách điều trị viêm khớp dạng thấp:

- Khi nghi ngờ bị bệnh viêm khớp dạng thấp cần đi khám bác sĩ ngay, tốt nhất là khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

Khi bác sĩ kết luận đã bị bệnh viêm khớp dạng thấp, bạn cần xác định điều trị sớm. Bệnh có được chữa khỏi hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố: chẩn đoán sớm, đúng, điều trị đúng phác đồ và điều trị kiên trì.

- Đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai mà bị viêm khớp dạng thấp thì phải được chỉ dẫn thật tỉ mỉ của bác sĩ chuyên khoa khớp; ăn uống đủ chất, chế độ làm việc và sinh hoạt thật điều độ, tránh làm việc quá sức và làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh. Khi sinh con, nếu là con gái phải đặc biệt quan tâm đến chế độ sinh hoạt tốt cho con.
- Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên có chế độ sinh hoạt phù hợp và rèn luyện cơ thể đều dặn nhằm tránh biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ. Nên đi khám bệnh theo định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thuận lợi hơn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn kết hợp điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc vật lý liệu pháp nếu cần.
- Hiện nay tại Việt Nam, để hạn chế tác dụng phụ do sử dụng thuốc Tây y, việc lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp phòng ngừa, giảm triệu chứng của viêm khớp dạng thấp cũng đang được nhiều người áp dụng. Ưu điểm của các sản phẩm thảo dược so với thuốc tân dược là không gây tác dụng phụ khi sử dụng và cho hiệu quả lâu dài. Trong đó, Viên phong đau Xương khớp Tê Tê là một trong các sản phẩm được nhiều bệnh nhân tin dùng. Sản phẩm được bào chế từ 10 vị thuốc quý như Cao Hy Thiêm, Cao Dây Đau Xương, Ngưu tất, Cao lá lốt…giúp giảm sưng đau, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn tình trạng viêm khớp dạng thấp tái phát.



Viêm khớp dạng thấp - Viên phong đau xương khớp Tê Tê
Người bệnh có thể sử dụng thuốc tân dược trong các trường hợp cấp để giảm nhanh các triệu chứng sưng, đau, sau đó có thể chuyển sang hỗ trợ điều trị bằng Viên phong đau Xương khớp Tê Tê để cho hiệu quả lâu dài hơn.