-
Thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các công ty luật ngày càng có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài biên giới quốc gia. Thay vì giới hạn trong lãnh thổ một nước, nhiều doanh nghiệp pháp lý mong muốn thiết lập thêm chi nhánh tại nhiều quốc gia khác. Tại Việt Nam, số lượng văn phòng đại diện và chi nhánh của các công ty luật nước ngoài đã tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là các tổ chức pháp lý đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Căn cứ pháp lý thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý
Đối với doanh nghiệp nước ngoài, việc thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý tại Việt Nam cần tuân thủ đầy đủ các quy định trong Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Căn cứ theo cam kết của Việt Nam trong WTO, FTAs, AFAS thì dịch vụ pháp lý (CPC 861 không bao gồm: tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại diện cho khách hàng của mình trước Tòa án Việt Nam; Dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam).
Điều kiện thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý
Tổ chức luật sư nước ngoài (là tổ chức của luật sư hành nghề do một hoặc nhiều luật sư hoặc công ty luật nước ngoài thành lập ở nước ngoài dưới bất kỳ hình thức công ty thương mại nào, kể cả hãng luật, công ty luật TNHH, công ty luật cổ phần) được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức là chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài.
Vậy điều kiện thành lập chi nhánh công ty luật nước ngoài cụ thể là:
– Đơn vị thành lập chi nhánh phải là một tổ chức luật sư nước ngoài hợp pháp, được thành lập và hoạt động theo luật pháp quốc gia của mình hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;
– Tổ chức luật sư nước ngoài đó phải hoạt động ít nhất 05 năm kể từ khi được thành lập và đăng ký kinh doanh;
– Trong trường hợp giấy phép kinh doanh có thời hạn, thời hạn còn lại tính đến thời điểm nộp hồ sơ xin thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải còn ít nhất 01 năm.
Như vậy, các công ty luật nước ngoài cần đáp ứng đủ 03 điều kiện trên mới được phép mở chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.
Thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý
Thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý
Phạm vi hoạt động của chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý
Các chi nhánh công ty luật nước ngoài có phạm vi hoạt động như sau:
Các chi nhánh được phép cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng. Tuy nhiên, luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong chi nhánh không được tham gia tố tụng trực tiếp với vai trò đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại các Tòa án Việt Nam. Ngoài ra, các chi nhánh cũng không được thực hiện các dịch vụ về giấy tờ và công chứng có liên quan đến pháp luật Việt Nam.
Như vậy, phạm vi hoạt động của các chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý nước ngoài tại Việt Nam về cơ bản là hạn chế ở khâu tư vấn, không được tham gia trực tiếp vào các thủ tục tố tụng hay công chứng theo luật Việt Nam.
Hồ sơ thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý
Hồ sơ xin cấp phép thành lập chi nhánh công ty luật nước ngoài gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép có chữ ký của người đại diện hợp pháp công ty mẹ ở nước ngoài;
– Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh / giấy tờ tương đương của công ty mẹ;
– Văn bản cử / bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
– Bản sao y chứng thực báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu chứng minh tình hình hoạt động của công ty mẹ trong năm gần nhất;
– Bản sao y chứng thực điều lệ hoạt động của chi nhánh;
– Bản sao y chứng thực hộ chiếu / CMND / CCCD của người đứng đầu chi nhánh;
– Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở chi nhánh bao gồm:
Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;
Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh cụ thể: Địa điểm trụ sở chi nhánh cần đảm bảo các quy định về an ninh, an toàn lao động và không được cho thuê lại.
Điều kiện về người đứng đầu chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý
Những điều kiện đối với người đứng đầu chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
– Chịu trách nhiệm về các hoạt động của chi nhánh trong phạm vi ủy quyền của công ty mẹ;
– Phải ủy quyền bằng văn bản nếu xuất cảnh khỏi Việt Nam trên 30 ngày. Người được ủy quyền phải được sự chấp thuận của công ty mẹ;
– Nếu không thể thực hiện nhiệm vụ, công ty mẹ phải bổ nhiệm người đứng đầu mới;
– Người đứng đầu chi nhánh không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
Người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khác;
Người đứng đầu văn phòng đại diện của cùng thương nhân nước ngoài;
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
Như vậy, người đứng đầu chi nhánh phải đảm bảo các yêu cầu trên để đảm bảo chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý hoạt động đúng quy định.
Để được tư vấn cụ thể quý khách hàng vui lòng thể liên hệ với Công ty luật Siglaw để được giải đáp nhanh nhất và chi tiết nhất:
Xem thêm: Dịch vụ Giấy phép lao động của công ty luật siglaw.
View more random threads:
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Nhà phố KN Paradise chủ đầu tư KN Group chất lượng vượt bậc trục đường chính thiết kế sáng tạo. KN Paradise Cam Ranh GKG chất lượng vượt bậc tầm nhìn đẹp cây xanh bao quanh. Dự án lối sống văn minh,...
Dự án KN Paradise nhiều tiện ích